TiengNoi TuDo Cua NguoiDan VietNam Vi CongLy, VenToanDatTo

Vì công lý hòa bình, Vi vẹn toàn đất tổ

counter

Posted by tieng_dan on February 9, 2008

free hit counter

hit counter

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Dân Oan: Đảng Này Là Đảng Cướp – Đảng Này Là Đảng Mafia

Posted by tieng_dan on February 9, 2008

Dân Oan Quận 9 Saigon: Đảng Này Là Đảng Cướp – Đảng Này Là Đảng Mafia!

 

 

Tình trạng dân oan quận 9 Saigon trong những ngày qua rất căng thẳng; chúng tôi liên lạc trở lại quận 9 để hỏi thăm tình hình của dân oan tại đây; và xin mời quý bạn đọc theo dõi buổi nói chuyện của dân oan quận 9 Saigon. Dân oan quận 9 nghĩ gì về chính quyền hiện tại? Họ nghĩ gì về Hoàng Sa & Trường Sa?

Đoạn 1

 

Tốc Độ 56K Modem 

 Lấy Xuống Máy Nghe

 Xin bấm vào đây để nghe

 Xin bấm vào đây để lấy xuống máy nghe

Đoạn 2

 

Tốc Độ 56K Modem 

 Lấy Xuống Máy Nghe

 Xin bấm vào đây để nghe

 Xin bấm vào đây để lấy xuống máy nghe

Đoạn 3

 

Tốc Độ 56K Modem 

 Lấy Xuống Máy Nghe

 Xin bấm vào đây để nghe

 Xin bấm vào đây để lấy xuống máy nghe

Đoạn 4

 

Tốc Độ 56K Modem 

 Lấy Xuống Máy Nghe

 Xin bấm vào đây để nghe

 Xin bấm vào đây để lấy xuống máy nghe

Đoạn 5

 

Tốc Độ 56K Modem 

 Lấy Xuống Máy Nghe

 Xin bấm vào đây để nghe

 Xin bấm vào đây để lấy xuống máy nghe

Đoạn 6

 

Tốc Độ 56K Modem 

 Lấy Xuống Máy Nghe

 Xin bấm vào đây để nghe

 Xin bấm vào đây để lấy xuống máy nghe

Posted in a1: audio, Audio Video, dân oan, Dân oan đòi công lý, Miền Nam VN, Saigon | Leave a Comment »

Bí Mật Chiến Tranh Biên Giới Lần 2 1984- bài 11

Posted by tieng_dan on February 9, 2008

BÍ MẬT LỊCH SỬ: CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TRUNG-VIỆT LẦN THỨ HAI TỪ 1984-1989.  PHÓNG ĐỒ HÀNH QUÂN HAY BẢN ÁN TỬ HÌNH?(bài 11)

Bách Việt Nhân

 

uộc chiến Việt – Trung khởi động kể từ ngày 17 tháng 2 năm 1979 đã làm nhức nhối tim óc của biết bao người Việt Nam yêu nước, cả trong lẫn ngoài nước.
 
 Trận chiến đã không dừng lại vào ngày 5 tháng 3 năm 1979 như TC đã tuyên bố với dư luận thế giới là đã rút quân ra khỏi Việt Nam sau khi đã “dạy cho Việt Nam một bài học “và để cho quân đội nhân dân Việt Nam không truy đuổi, quân TC phải gài lại bải mìn dọc theo biên giới Việt –Trung (đó là lý luận của TC).
 
 Việc quân TC gở mìn suốt 20 năm, từ năm 1979 cho mãi đến năm 1999 là chuyện đánh lừa dư luận thế giới, thật sự cuộc chiến Việt – Trung vẩn kéo dài cho mãi đến ngày 13 tháng 2 năm 1991 mới chấm dứt.
 
 Có điều kỳ lạ là trong suốt cuộc chiến Việt – Trung 12 năm trời kể từ ngày 17 tháng 2 năm 1979 cho tới ngày 13 tháng 2 năm 1991 bộ chính trị CSVN không hề hở môi lên tiếng về cuộc chiến và ngay cả quân đội nhân dân CSVN cũng im lặng.

Thái độ im lặng nầy cho thấy là đã có sự thỏa thuận bán đất giửa CSVN và TC, và chiến tranh chỉ là một cái cớ để cho cả hai bên cùng chạy tội.
 
 Dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ tha thứ cho cả bộ chính trị CSVN cùng quân đội nhân dân CSVN về sự im lặng để âm mưu bán đứng quê hương nầy.
 
 Việc tuyên bố gài mìn và gở mìn chỉ là cái kế để che mắt thế giới không cho thế giới chen vào cuộc chiến, hay để ngăn cản những cặp mắt tò mò của báo chí và truyền thông thế giới tự do.
 
 Ngay cả việc CSVN đưa quân sang Cambodge để tiêu diệt quân Polpot cũng là một âm mưu làm tiêu hao tìm lực quân sự của Việt Nam mà quan thầy TC điều khiển và CSVN chỉ thi hành.
 
 Nói tóm lại chiến tranh Việt – Trung là chiến tranh “cuội” để dâng đất cho quan thầy TC.
 
 Trong suốt thời gian nầy đã có không biết bao nhiêu giải khăn sô chit lên đầu cho những bà mẹ Việt Nam, những người vợ tảo tần và những đứa con thơ dại trên toàn cỏi nước Nam, những người dân vô tội đã bị chết oan dưới bàn tay tàn bạo của bắc quân xâm lược TC, những cô gái Việt ngây thơ đã bị dập liễu vùi hoa chết thãm cùng những em bé ngây thơ dưới bàn tay giặc,
 
 Có những bí mật tài trời mà bộ chính trị CSVN cho đến ngày hôm nay vẫn không dám công bố trước quốc dân những điều như sau:
 
 Đã có bao nhiêu dân, quân hy sinh cho tổ quốc? ( con số thật sự ! )
 
 TC đã áp dụng vũ khí chiến tranh sinh hóa như thế nào trên lãnh thổ Việt Nam?
 
 Mất bao nhiêu đất vào tay giặc?
 
 Có bao nhiêu tay tình báo TC nằm tại bộ chính trị Bắc bộ phủ?
 
 Bao nhiêu quan thầy thái thú Bắc Kinh hiện đang được cung phụng tại đất nước Việt Nam?
 
 Ngày nào bộ chính trị CSVN còn ngậm miệng ăn tiền của dân, ngày đó cả nước còn mang nhục:
 -nhục mất nước,
 -nhục nô lệ,
 -nhục vong thân,
 -nhục vong bản.
 
 Để đi tìm sự thật bài nầy được viết lên với hy vọng phía bên kia, nếu vẩn còn giử được trái tim Việt Nam! lên tiếng cho dù dưới chế độ bưng bít của CSVN tin tức đã bị dấu kín nhưng..
  
 những mẩu tin nhỏ gom lại sẽ cho chúng ta một bức tranh lớn.
 
Riêng những người dân sống trong các vùng đất đã bị dâng cho giặc xin hãy lên tiếng vì tiếng nói của quý vị giá trị bằng hằng trăm ngàn câu nói của bộ chính trị CSVN.
 Dưới đây là bản phóng đồ hành quân do phía bên kia lộ ra cho thấy là những khoanh tròn màu xanh đã thuộc về quân TC hay đã bị đánh chiếm, nhưng bộ chính trị CSVN vẫn im lặng mà lại còn thỏa thuận ký những bản hiệp ước cấm cột mốc biên giới năm 1999, cũng như lãnh hải năm 2000.
 
 Ai đã buôn dân bán nước? ai đã dâng đất cho giặc TC?
 
 Câu hỏi trên đã có câu trã lời rất rõ ràng không cần lý luận hay biện minh nửa. 

Bản đồ hành quân trên lằn đen đậm đi ngang qua đỉnh núi 1509 là đường biên giới Việt – Trung
Những khoanh tròn màu xanh là phía quân Trung Cộng đã chiếm và nay đã thuộc về Trung Cộng. Tuy nhiên theo bản đồ 3D do bên kia tiết lộ, cho thấy là làn ranh biên giới Việt-Trung nằm giữa hai ngọn núi, nghĩa là lằn ranh giới nằm dưới chân núi, chứ không phải nằm ngay trên ngọn cao điểm 1509 như  bản phóng đồ hành quân đã vẽ ngày 2 tháng 12, 1985.
Điều này cho thấy bên kia cao điểm 1509 đã lọt vào tay Trung Cộng kể từ trước năm 1975? sau năm 1975? sau cuộc chiến 1979? sau cuộc chiến ngày 28 tháng 04, 1984? Không có câu trả lời nào từ phiá bộ chính trị CSVN, cũng như từ phía quân đôi nhân dân Việt Nam. Bản phóng đồ hành quân đã được cộng sản Việt Nam vẽ ngày 2 tháng 12, 1985

Xin bấm vào đây để xem bản đồ trên được phóng lớn  lên

 

Tuy nhiên theo bản đồ 3D của EarthGoogle do vệ tinh chụp bên trên, hình nầy cũng do phía bên kia tiếc lộ, cho thấy là lằn ranh giới Việt – Trung nằm giửa hai ngọn núi, nghĩa là lằn ranh giới nằm ngay dưới chân núi chứ không phải ngay trên ngọn cao điểm 1509 như bản phóng đồ hành quân đã vẽ ngày 2 tháng 12 năm 1985.

 Điều nầy cho thấy là phía bên kia cao điềm 1509 đã lọt vào tay TC kể từ…. trước năm 1975?… sau năm 1975? …sau cuộc chiến 1979? ….sau cuộc chiến ngày 28 tháng 4 năm 1984?
 
 Không có câu trã lời nào từ phía bộ chính trị CSVN, cũng như phía quân đội nhân dân CSVN.

 Dưới đây là dàn Radar phòng thủ của pháo binh TC, tài liệu từ phía bên kia.

 Xin bấm vào đây để xem bản đồ trên được phóng lớn hơn.

Qua những ảnh trên cho thấy phóng đồ hành quân số 01 đã vẽ sai.

 Tại sao vẽ sai? và ai đã vẽ sai?! và đã vẽ vào thời điểm nào? đây có lẽ là một bí mật mà bộ chính trị CSVN không thể tiết lộ, có thể nói là không dám tiết lộ.

Hai thời điểm sau đây có khả tín:
 
 1- Dưới thời Hồ Chí Minh khi họ Hồ đã nhận quá nhiều viện trợ từ phía TC, nhất là lúc TC làm đường xe lửa để cung cấp vũ khí cho nên bản đồ đã bị tình báo TC vẽ lại, và đưa đến chuyện Mục Nam Quan cùng những cột mốc đã bị dời sâu vào nội địa Việt Nam.
 
 2- Trong những năm 70s, nhất là vào năm 1973 sau khi hiệp định Ba Lê đã được ký xong, để có đủ quân xâm chiếm miền Nam CSVN đã cho trên ba trăm ngàn (300,000) quân TC trấn đóng miền Bắc Việt Nam và bộ chính trị CSVN đã giao cho quân TC bản đồ của cả miền Bắc lẫn vịnh bắc Việt và tình báo TC đã vẽ lại bản đồ.
 
 Đây có lẽ là nguyên nhân đã tạo ra những cột mốc bị dời sâu vào nội địa miền Bắc trong những năm 1970-1974 và cho đến sau nầy.
 
 Khi cầm những bản đồ hành quân như loại phóng đồ hành quân số 01 bên trên, các đơn vị trưởng bậc sư đoàn hay trung đoàn coi như là cầm chắc bản án tử hình của cả đơn vị trong tay, vì tất cả tọa độ chốt đều nằm trong tay pháo binh TC.
 
 Nghĩa là ra đi không hẹn ngày về.
 
 Để giải đáp về con số 3700 tử sĩ về phía bên Việt Nam mà các cán binh CSVN hiện vẫn còn đang bàn cải sôi nỗi, chúng tôi có một lý luận đơn giản như thế nầy: là ở miền quê Việt Nam khi nấu cơm tất cả các bà nội trợ đều dùng củi để thổi cơm, nói theo miền Bắc, và nấu cơm nói theo miền Nam.
 
 Các bà cứ tiếp tục thêm củi vào trong bếp lửa cho đến khi nồi cơm sôi các bà rút củi ra và chỉ để lửa than còn lại mà thôi.
 
 Dĩ nhiên là các bà nội trợ không đếm là đã dùng bao nhiêu thanh củi để nấu cơm!
 
 Trường hợp của trận chiến Hà Giang củng tương tự như việc các bà nội trợ miền quê Việt Nam chổng mông lên trời mà thổi cơm!
 
 Những sư đoàn 313, 314, 356…. các trung đoàn 981 Lạng Sơn, 983 Quảng Ninh, 174…. củng như những thanh củi đã được bộ chính trị CSVN dùng để đút vào cái bếp Hà Giang cho đến khi bán đứng các đơn vị nầy cho TC xong là cứ rút về bổ xung quân số lại, thế là các đơn vị nầy vẩn còn tên tuổi nguyên xi, không thay đổi, có thay đổi chăng là các bà mẹ Việt Nam có thêm những vành khăng tang trên đầu kèm theo bằng giấy lộn tưởng thưởng “Gia Đình Tữ Sỉ” đã hy sinh cho đất nước.
 
 Dưới chế độ “nút bình đóng kín như bưng” của CSVN làm sao ai có thể biết số lượng tử sỉ là bao nhiêu. Con số 3700 tử sỉ vẫn là con số khả tín, nếu không muốn nói là hơn thế nửa, vì với hỏa lực pháo binh bầy của TC cùng những tọa độ đã có sẵn (TC đã có sẵn bản đồ trong tay ), những đơn vị quân đội nhân dân CSVN chỉ là những thanh củi khô dễ cháy, con số tử sĩ càng lớn CSVN càng phải giấu kỷ, đó là qui tắc của chế độ CSVN (- bí mật quốc gia !!-)
 
 Nếu những lý luận trên là đúng cho chúng ta thấy những điểm sau đây:
 
 – Những vùng đất từ trên cao điểm 1590 ở phía bên kia đã được CSVN âm thầm dâng cho TC vì thế đánh chiếm cao điểm 1509 là điều quân TC phải làm, trên một ngọn đồi không thể có hai cọp sống chung, phóng đồ hành quân số 01 bên trên đã chứng minh điều nầy.
 
 – Những vùng đất khác dọc theo biên giới Việt Trung kể từ Qủang Ninh cho tới Lai Châu đã nằm trong trường hợp tương tự như tại Hà Giang và phóng đồ hành quân số 01 là một chứng minh cụ thể nhất.
 
 Trong tài liệu trang 67 có đoạn đề cập đến sư đoàn 356 đã tham gia trận chiến và sau cùng bị giải tán, tại sao phải giải tán?
 
 Có phải đã dâng đất xong cần phải giử bí mật?
 
 Sư đoàn 313 là sư đoàn chủ chốt đã tham gia trận chiến Hà Giang từ đầu cho đến cuối và cũng là đơn vị tự động bỏ ngõ cho TC chiếm cao điểm 1509.
 
 1 Tiểu đoàn của tỉnh đội lên thay thế nhưng sau cùng cũng rút đi, lý do tại sao rút đi trong khi vẫn còn nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ?
 
 Đơn vị nào đã chịu trách nhiệm giử phần lảnh thổ nầy sau khi tiểu đoàn tỉnh đội rút đi?
 
 Lệnh của ai cho rút đi?
 
 Đã có quá nhiều câu hỏi được nêu lên nhưng không có câu trả lời từ phía CSVN củng như quân đội nhân dân CSVN.
 
 Mong rằng những ai còn có lòng son với đất nước xin hảy góp một bàn tay để cùng chúng tôi đi tìm một đáp án cho quê hương, để đòi lại từng mãnh quê hương đã bị CSVN bán đứng cho kẻ thù truyền kiếp của tộc Việt. 
  
 Bách Việt Nhân
http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=375

Posted in Chiến tranh biên giới, Lãnh thổ, hải phận, biên giới, Lịch sử | Leave a Comment »

Những Mãnh Vụn Của Một Bức Tranh

Posted by tieng_dan on February 9, 2008

Những Mãnh Vụn Của Một Bức Tranh  
Bách Việt Nhân.

 

 Sự kết thúc cuả cuộc chiến Việt-Trung đã mang đến cho dân tộc Việt Nam một nỗi xót xa, thống hận vì sự hèn hạ của bộ chính trị Hà Nội đã cuối đầu, gục mặt trước “ thiên triều” cùng chủ nghiã bành trướng Hán tộc cuả TC.
  
 Mới đây TC đã công bố một loạt bản đồ về chủ quyền lãnh hải cuả TC cho toàn thế giới biết trong đó bao gồm lãnh hải của Việt Nam.
http://www.sbsm.gov.cn/    –  http://www.sbsm.gov.cn/dbfile/   
 http://www.sbsm.gov.cn/dbfile/392/
 http://www.sbsm.gov.cn/dbfile/397/
 http://www.sbsm.gov.cn/dbfile/400/
 http://www.sbsm.gov.cn/dbfile/402/
 http://www.sbsm.gov.cn/dbfile/403/
  
 Thái độ và câu trả lời của CSVN là gì?
 Dưới đây là phản ứng cuả CSVN
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/07/060713_china_viet_map.shtml

Dân tộc Việt Nam đã biết qua những tuyên bố và thái độ trơ trẽn, đê hèn cuả bộ ngoại giao CSVN mà đại diện là Lê Dũng.
  
 Câu hỏi còn lại cho dân tộc Việt Nam là bao nhiêu đất đai đã mất? Những cột mốc đã và sẽ dựng lên như thế nào giữa biên giới Việt Nam và TC?
  
 Phóng đồ hành quân dưới đây đuợc trích từ tài liệu cuả Ba Lan, trên web site :
  
 http://www3.ttvnol.com/gdqp/476742/trang-81.ttvn
  
 đã cho chúng ta thấy một cách rõ ràng những phần đất nào đã mất khi chúng ta so sánh bản phóng đồ nầy với những bản đồ thật sự.

 

Khi so sánh bản đồ trận chiến nầy với những tài liệu mà chúng tôi có được, cho chúng tôi biết là vùng núi Sa Pa trong khu vực núi Hoàng Liên Sơn đã bị CSVN giao cho TC.

 Bằng chứng rất xác thực, hiển nhiên không thể nghi ngờ.
 Bộ chính trị CSVN không thể nào lấp liếm như những lần trước.
 Việc bán nước nầy CSVN phải trã lời trước dân tộc, trước “Hội Nghị Diên Hồng” trong tương lai.
  
 Phần dưới đây được trích từ tài liệu:
 (http://tudovis.com/  Tài liệu tình báo về việc CSVN bán nước)
  
 “…..8) Ngày 26 tháng 12 năm 2000 vào lúc 2 giờ trưa , Lý Bằng được cận vệ đưa tới gặp Trần Đức Lương ở Quảng Trường Nhân Dân.
 Lý Bằng cho Lương biết là số tiền 2 tỉ Dollar để mua 16,000 sq km vùng vịnh Beibu của Việt Nam là hợp lý . Trần Đức Lương Cám ơn DCSTQ về số tiền nầy. Số tiền 2 tỉ đồng nầy được Lương đem về để làm bớt sự phẩn nộ của Khải , Kiệt và những nhân vật khác trong quốc hội CSVN. Ông Lý Bằng nhắc lại chuyện Trung Quốc đã bán vũ khí và hổ trợ cho đảng CSVN trong thời gian chiến tranh và số nợ trên Trung Quốc dùng để trao đổi mua lại vùng đất Bắc Sapa của Việt Nam, Ải Nam Quan, Bản Dốc Cao Bằng…. Thêm lần nửa Lý Bằng chỉ gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh !. Sau đó Lương được mời lên xe Limo và đưa về Zhong-nan-hai để gặp Zhu Rongji . Zhu Rongji không nói gì khác hơn là nhắc lại số tiền 2 tỉ đồng sẽ được giao cho Việt Nam sau khi Lương trở về nước…..

 

 

Khi chúng tôi thực hiện bản đồ trên đây, trong bài “Cao Bằng Chiến Địa”, đã dựa vào những dữ kiện từ tài liệu “Binh Đoàn Pắc Bó” nhưng không xác định được những khu vực hay những phần đất nào đã mất.

 Với bản phóng đồ tài liệu từ Ba Lan cùng bản đồ do phiá TC mới tuyên bố vào tháng 06, 2006 cho chúng ta thấy rất rỏ những phần đất nào CSVN đã dâng hiến cho TC.

 

 

Trong bản đồ phòng thủ Hà Nội trên đây cho thấy bộ chính trị CSVN đã mở cửa cho giặc TC vào.

 Chúng tôi xin trưng ra bằng chứng qua hình ảnh bên trên.

 Trong trận chiến 1979 quân TC đã tiến xuống tới Yên Bái, cách Hà Nội không xa, khoảng 85 km. Thế nhưng mọi phòng thủ của Hà Nội lại chỉ hướng về Lạng Sơn, Cao Bằng cùng lúc ấy CSVN vẫn còn giam quân tại Cambodge, từ 10-15 sư đoàn, theo sự chỉ huy của tướng nội gián Lê Đức Anh, tình báo của TC, suốt 11 năm (1978-1989) .

 (Có lẽ chúng tôi phải có một bài viết riêng về âm mưu nầy cuả tình báo TC trong tương lai mà bộ chính trị CSVN là những kẻ đã thi hành.)

 

 

Trong quyển sách “10 Năm Chiến Tranh Trung-Việt” cuả tác giả Mân Lực do “Đại Học Tứ Xuyên” xuất bản tháng 3/1993 đã được Tổng Cục 2-Bộ Quốc Phòng CSVN dịch thuật và xuất bản vào tháng 02/1994, có đề cập đến 2 ngọn núi Khảo Sơn, Mã Sơn (theo tiếng tàu) là hai cánh cửa để vào tỉnh Lạng Sơn.
 Ngọn núi Cổ Bàn Sơn (tiếng Việt Nam) trong phóng đồ có lẽ là một trong hai ngọn núi đó mà tướng Hứa Thế Hửu không ngại tổn thất quyết chiếm cho bằng được để tiến vào tỉnh Lạng Sơn.
  
 Những điạ danh trong phóng đồ dưới đây mà chúng tôi đề cập đến trong bài “Chiến Trận Cao Bằng” đã cho chúng ta những hình ảnh rất rõ ràng, trung thực về cuộc chiến Cao Bằng.

 

 

Phóng đồ hành quân Lào Cai, Sa Pa cùng tài liệu chúng tôi đề cập bên trên đã chứng minh việc CSVN bán đứng Sa Pa cho TC.

 

 

 

Để giúp độc giả thấy được toàn thể vấn đề, bản đồ trên đã được vẽ lại từ tài liệu Ba Lan.
Những khu vục màu xanh đã bị TC chiếm đóng, nói khác đi là những vùng đất CSVN đã dâng cho TC.
 
Việc cấm cột mốc giửa hai nước Việt – Trung hiện đang tiến hành.
 
Trong cuộc gặp gở giửa Đặng Tiểu Bình và Tổng Thống Mỷ Carter trước cuộc chiến 1979, Hoa Kỳ muốn TC có một cuộc chiến giới hạn với Việt Nam. Thế nhưng dù đã tuyên bố kết thúc cuộc chiến 1979, TC vẫn để lại một bải mìn dọc biên giới Việt Trung và chỉ tuyên bố hoàn tất việc tháo gở vào năm 1999, nghiã là 20 năm dài TC đã chiếm đóng trên lãnh thổ Việt Nam bất hợp pháp thế nhưng CSVN vẫn im hơi lặng tiếng.
 
Và dưới đây là hậu quả về sự im lặng cuả bộ chính trị CSVN sau 20 năm dài để cho quân TC chiếm đóng trên lãnh thổ phía Bắc nước Việt Nam.
 
Nghĩa là CSVN đã hợp thức hoá việc chiếm đất đai cuả TC. 
 
Hay nói đúng hơn là dâng đất cho giặc một cách hợp pháp
 
Cuối tháng 06, 2006 TC đã tuyên bố với thế giới về đường biên giới mới trên lãnh thổ cùng lãnh hải cuả TC trong đó có cả những phần đất, biển mà CSVN đã dâng cho TC.

 

 

Cho đến nay TC vẫn tiếp tục pháo sang lãnh thổ Việt Nam.
http://www.vietnamexodus.org
 
Mục đích cho những cuộc pháo kích nầy là gì, và có lợi ích gì cho TC?  
 
Dưới đây là tài liệu về việc bắn rocket để làm mưa nhân tạo của TC ngỏ hầu giảm thiểu những cơn hạn hán cũng như làm giảm bớt những cơn bảo cát từ vùng sa mạc Mông Cổ.
 
Trong những năm gần đây Việt Nam đã bị những cơn mưa bảo, lũ cuốn, lũ quét tàn phá những vùng thượng du Việt Bắc củng như miền trung đã bị những lưu lượng nước lũ bất thường từ thượng nguồn những con sông phía tây bắc.
 
Với lợi thế về việc làm mưa nhân tạo TC đã khiến cho dân tộc Việt Nam phải khốn đốn.
Mùa màng thất bại vì trong những trận mưa hoá học như thế chắc chắn là TC trộn lẫn vào đấy những chất hoá học sẽ làm cho hoa màu, muà màng của dân ta tàn lụn, không phát triễn được.
 
Làm sao có thể phân biệt được mưa nhân tạo và mưa thiên nhiên?
 
Mưa thiên nhiên luôn luôn có kèm theo sấm, chớp và sau khi mưa khí hậu trở nên trong lành và mát mẽ.
 
Mưa nhân tạo không có sự hiện diện của sấm, chớp, sau khi mưa không khí trỡ nên oi  bức, nóng nực hơn vì phản ứng hoá học sẽ tạo nên nhiệt lượng khiến cho khí hậu nóng bức sau khi dứt mưa.
 
Ngoài việc bắn rocket TC còn có thể xử dụng phi cơ không người lái để rãi hoá chất  SILVER IODIDE cài vào trong những đám mây tạo thành mưa nhân tạo.

Với khả năng quân sự hiện nay cuả TC liệu chúng ta có thể làm gì để bảo vệ quê hương ?
 
Câu hỏi nầy được đặt ra với hy vọng là sẽ có được nhiều câu trã lời từ những thế hệ nối tiếp cho cả quốc nội lẫn hải ngoại.
 
Trong hiện tại việc cuả chúng ta phải làm là lật đổ cái chế độ CSVN hiện nay đi,
Chỉ có như thế chúng ta mới có cơ hội xây dựng lại quê hương từ đầu.
 
Mong rằng thế hệ trẽ quốc nội có thể làm một cuộc “Vươn Vai Phù Đổng” trong tương lai thật gần.
 
Bách Việt Nhân
09/08/2006.

http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=719

—————————–
PHỤ LỤC:

BBC

trích từ cuốn chiến tranh VN-TQ, tiếng Ba Lan, thấy có 1 số sơ đồ pót lên cho các bác xem.


/Exo_banDoVn/

Posted in Chiến tranh biên giới, Hiểm họa mất nước, Lãnh thổ, hải phận, biên giới, Lịch sử, Quan hệ thế giới, Việt-Trung | Leave a Comment »

Đơn Tố Cáo Của Dân Oan Lê Thanh Hương

Posted by tieng_dan on February 9, 2008


















(VNExodus)

Posted in Dân oan đòi công lý, Hà Nội, Miền Bắc VN | Leave a Comment »

Unicode cho chữ Việt

Posted by tieng_dan on February 9, 2008

Unicode cho chữ Việt

Unicode là một cách dùng chữ Việt theo tiêu chuẩn quốc tế cho tin học.  Ðặc điểm

chính của nó là người ta dùng 2 bytes (16 bits) cho mỗi mẫu tự như ô, ơ, ă . Cho đến nay có nhiều bộ chữ Việt Nam như VISCII, VPS, VNI ..vv..đang đưọc dùng rất thịnh hành trong nhiều áp dụng phần mềm khác nhau. VISCII là một chuẩn của nhóm khoa học gia Tricholor. Trong chuẩn nầy mỗi mẫu tự được biểu diễn bằng một byte (8 bits).  Nhóm Tricholor dùng các con số trống của bộ chữ ASCII ( của Mỹ – A là viết tắt cho American, trong khi VI cho Vietnamese) để biểu diễn các chữ Việt Nam có dấu. Vì con số lớn nhất có thể biểu diển bằng 1 byte là 255, đó chính là tổng số mẫu tự Việt Nam tối đa ta có thể dùng được bất cứ lúc nào.  Rất tiếc chữ Việt Nam cần hơn 255 mẫu tự nên người ta phải đặt thêm bộ chữ Hoa (thí dụ như UHoàiH 1.1) hay thay thế các dấu hiệu ít dùng, như dấu ngoặc kép, bằng những mẫu tự Việt Nam cần phải có.  Tức là hể muốn có đầy đủ bộ chữ Việt ta phải hy sinh vài dấu hiệu ít dùng của  bộ chữ ASCII.  

Bộ chữ VPS của Hội Vietnamese Professionals Society cũng dùng cùng một nguyên tắc như VISCII.  Có điều khác là vì VPS được triển khai ở Pháp, nên các khoa học gia muốn bắt đầu bằng một bộ chữ dùng cho tiếng Pháp rồi mở mang thêm để dùng cho chữ Việt. Nói tóm lại, hai bộ chữ VISCII và VPS khác nhau chỉ ở chỗ quy ước dùng con số nào để biểu diễn một mẫu tự Việt Nam.

Ở Việt Nam có kiểu chữ .vnTimes rất thịnh hành trên các trang Web. Các khoa học gia thiết kế kiểu chữ nầy cũng dùng một nguyên tắc giống như trong VISCII và VPS.  Nói một cách khác, ta có thể dịch (convert, map) từ kiểu chữ nầy qua kiểu chữ kia rất dễ dàng vì có mối liên hệ từng mẫu tự một (one-to-one correspondence).   

Kiểu chữ VNI hơi khác một chút vì có nhiều chỗ người ta dùng 2 bytes để biểu diển một mẫu tự. VNI là một trong những bộ chữ đầu tiên được dùng cho chữ Việt trong tin học. Ðiều đáng nói là sự thành công về thương mại của VNI.  Mặc dầu muốn đánh máy với bộ chữ VNI ta phải trả tiền, công ty VNI tích cực nhất trong việc triển khai các áp dụng phần mềm của VNI để phục vụ khách hàng. Trong khi đó các tổ chức Tricholor và Vietnamese Professionals Society là gồm những khoa học gia thiện nguyện, tất cả đều có việc làm toàn thời gian nên công việc triển khai phần mềm cho các bộ chữ phải bị giới hạn. 

Còn VietNet chẳng qua chỉ là một quy ước về cách dùng các mẫu tự có sẵn của ASCII để đánh tiếng Việt. Những dấu dùng cho các nguyên âm được đánh thêm, thí dụ như chữ “Ðưa đón” được đánh là “DDu+a ddón”. Do đó, nói cho đúng ra VietNet không phải là một bộ chữ.

Áp dụng Unicode cho chữ Việt trên mạng Web

Vovisoft dùng Unicode cho chữ Việt trên mạng Web. Ðể đọc được chữ Việt trên mạng Vovisoft bạn không cần phải download một font chữ Việt Nam nào cả. Font chữ Vovisoft dùng trên Web là “Tahoma”, một Unicode font có sẵn trong Windows98  hay hệ thống máy tính nào đã cài đặt Internet Explorer 5.0. Nếu cần bạn chỉ cần sửa lại settings của browser như sau:

  Internet Explorer 5.x: View | Encoding | chọn Western European và Auto Select

  Netscape 4.x:    Website Vovisoft không support Netscape. Sorry!

Cách Dùng Unicode Để Đánh Máy Tiếng Việt Trong MS-WORD và MS-Outlook  

Thiết Kế MS-WORD Template:

  1. Vào Tools \ Options \ File Location tab để xem directory của Startup files.
  2. Ra khỏi MS-WORD và copy vnunicode.dot vào directory của startup files. Thường thường directory này là C:\Windows\Application Data\Microsoft\Word\Startup\
  3. Mở MS-WORD trở lại và vào Tools \ Templates and Add-Ins và check check box của vnunicode.dot nếu cần.
  4. Hiện giờ nên dùng font Tahoma cho bảo đảm. Bạn có thể vào Format \ Styles để set Tahoma làm default font. Trong tương lai có thể dùng các fonts khác như Arial, Times New Roman, v…v…
  5. Nếu muốn thì vào Tools \ Auto Correct và uncheck hết tất cả các check boxes để MS-Word khỏi tự động đổi những chữ như i thành I (đây là một feature có thể rất phiền phức hơn là ích lợi).

 Downnload vnunicode.zip

Cách Đánh Dấu: 

Dùng các nút bấm sau đây để đánh dấu trước khi bấm nút nguyên âm.


 Tóm lại:

  1.  đánh dấu trước, nguyên âm sau
  2. dùng Ctrl cho dấu đơn, Alt cho ô hay â với dấu và  Ctrl + Alt cho ư hay ơ với dấu.

 Thiết Kế MS Outlook Express 5:

          Vào Tools \ Options \ Read.  

Bấm vào nút [Fonts] – chọn “Universal Alphabet” trong khung “Font settings”
Bấm vào (Proportional font:) chọn “Tahoma”
Bấm vào (Encoding:) chọn “Unicode (UTF-8)”
Rồi bấm nút “Set As Default”

Vào Tools \ Options \ Send  

Bấm vào nút [International Settings…]
Trong phần (Default encoding:) Chọn Unicode (UTF-8) 
Trong phần (Mail Sending Format) bấm ô chọn “HTML”
Bấm vào nút [HTML Settings…]: trong phần (MIME message format) 
Bấm vào (Encode text using:) chọn “None”

Chỉ để chuyển điện thư bằng cách Paste Unicode từ Ms Word vào Outlook Express

Thiết Kế MS-Outlook:

  • Thiết kế để MS-Word thành Email editor:

Nếu là Outlook 97, vào Tools rồi chọn “Use Word as Email editor”. Nếu là Outlook 2000, vào Tools \ Options \ Mail Format tab và check check box “Use Microsft Word to edit Email messages”. ·        Thiết kế để Outlook gửi emails dưới dạng HTML và Unicode để người nhận đọc được: Vào Tools \ Options \ Mail Format tab.  Bấm drop box của “Send in this message format” rồi chọn HTML.

Bấm nút “International Options”. Sau đó bấm drop box của “Use this encoding for outgoing messages” và của “Use this encoding for unmarked received messages”  rồi chọn Unicode(UTF-8) cho cả hai thứ.

 

 

Chứa một dữ kiện MSWord (document) dưới dạng Unicode HTML cho tiếng Việt:

Từ Menu của MSWord bấm Tools | Options. Trên Option Dialog chọn Tab General rồi bấm nút Web Options phía dưới. Trên Dialog Web Options chọn Tab Encoding.  Chỗ Combo box “Save this document as:” chọn Unicode (UTF-8).  Có thể bấm Check Box “Always Save Web pages in the default encoding”. Bấm OK.

 

http://www.vovisoft.com/vovisoft/UnicodeChoVN.htm

Posted in Hổ trợ kỹ thuật - Help | Leave a Comment »

Cách xem chữ Việt VNI trên browser

Posted by tieng_dan on February 9, 2008





http://www.vietshare.com/giupdo/giupdo.asp

—-

Help with Vietnamese Fonts

  VietShare.com uses Vietnamese font from VNI Software Corporation (http://www.vnisoft.com). The font type face we use is VNI-Times.

  VietShare.com automatically download Vietnamese fonts to your machine; Therefore you will not need to install Vietnamese fonts on your machine.

  However if you have problems viewing Vietnamese fonts, Please click on the link below for help –
Please click here if your browser is Microsoft Internet Explorer version 5.x and 4.x

Please click here if your browser is NetScape Navigator version 4.x

Please click here if you are using AOL with Microsoft browser

  If you still have problems after changing the option on your browser to allow download of dynamic fonts, you should download VNI-Times Vietnamese font to your computer.
         Please click here to download VNI fonts!
  Please note that Netscape browser version 6.x and Microsoft browser version 6.x do not support dynamic fonts at this time.
         Please click here to download VNI fonts!

  After trying all the steps above, if you are still cannot view Vietnamese Fonts please contact webmaster@vietshare.com

Posted in Hổ trợ kỹ thuật - Help | Leave a Comment »

Bản Đồ Chính Thức Về Thềm Lục Địa Trung Cộng: csvn tiếp tục chấp nhận ?

Posted by tieng_dan on February 9, 2008

Việt Gian Cộng Sản Nghĩ Gì Về Tấm Bản Đồ Chính Thức Do Trung Cộng Vẽ Về Thềm Lục Địa Của Họ Tại Vùng Biển Nam Hải?

Đây là bản đồ chính thức do Trung Quốc công bố hồi tháng 06 năm 2006 quy định “một cách chính thức” về  chủ quyền thềm lục địa của Trung Quốc tại vùng biển Nam Hải. Lưu ý những mũi tên màu đỏ là do chúng tôi vẽ thêm vào để cho thấy Trung Cộng đã lấn thềm lục địa Việt Nam như thế nào – đặt biệt là miền Trung Việt Nam.

Lê Dũng phát ngôn viên của nhà nước Việt gian cộng sản đã nói gì về tấm bản đồ này? Ông ta chỉ tuyên bố một càch yếu ớt rằng mọi việc sẽ còn tiếp tục thương lượng trong tinh thần ôn hòa!!!!

 

Nếu như Việt gian cộng sản đã không đồng ý từ trước hoặc đã ký kết thì không thể nào Trung Cộng lại đi vẽ tấm bản đồ lấy gần hết thềm lục địa của Việt Nam!!!!

 

http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=2996

——————————————————————————-

tds-map-6s.jpg

*** Bổ túc: image008nuocviet.jpg

Bản-đồ 9 gạch của Trung-Cộng (trái) và 8 gạch của Đài-Loan (phải). Xem ra TH Cộng-Sản còn tham-lam hơn “TH Dân-Quốc” . Khi vẽ hải-phận khơi-khơi như vậy từ 1947, họ khởi-sự âm-mưu chiếm-đoạt hết Biển Đông.

CHÚ Ý:

 

 

VN ta không mất lãnh hải 12 hải lý, mà chúng ta bị mất biển, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế,  quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, tài nguyên, hải sản, dầu khí  và vị trí chiến lược  quan trọng và bị TQ khống chế đường ra biển  !!!
Điều chắc chắn, mọi cái gọi là thương lượng ngoại giao song phương với TQ chỉ nhận bất công và thua thiệt cho nhân dân VN mà thôi (ngoại trừ có lợi cho tập đoàn cầm quyền cs). TQ giải quyết bằng sức mạnh, luật rừng, cái cớ công hàm 1958, phản ứng đồng tình của Hanoi năm 1956-58, 1974, và mua chuộc vài người cầm quyền trong đcsvn.
 Bằng cớ là csvn đã thương lượng từ 1958, 1974, 1999, 2000 rồi, chỉ có mất và mất đất và biển và hải đảo thêm mà thôi !!

Chừng nào csvn đưa vụ việc ra Liên Hiệp quốc, Tòa án quốc tế, trước khi quá muộn ???

(với bản đồ 5 gạch của hạm trưởng

Vũ Hữu San)

 

Hành động này của csvn sẽ lần nữa xác nhận :

csvn bán nước cầu vinh !!!!?

Posted in Biển Đông VN, Công hàm PVĐ, Hiểm họa mất nước, Hoàng Sa Trường Sa, Lãnh thổ, hải phận, biên giới, thềm lục địa, triệu km2 | Leave a Comment »

VHS: “Địa-Lý Biển Đông với Hoàng-Sa & Trường-Sa” và bản đồ 5 gạch !

Posted by tieng_dan on February 9, 2008

bản đồ 5 gạch, VH San

 

Về cuốn sách

“Địa-Lý Biển Đông với Hoàng-Sa & Trường-Sa”

Toàn thể soft-copy: http://anhduong.net/DiaLyBienDong13June07.doc

Trong khi mong mỏi Nhà Nước vẽ một bản-đồ chính-thức về chủ-quyền Biển Đông trước khi quá muộn, có thể làm mất đi phần gia-tài thiêng-liêng Cha Ông để lại (cả triệu km2 biển); chúng tôi mạo-muội đề-nghị một tấm bản-đồ giản-dị dễ nhớ gồm 5 nét gạch:

– 2 gạch phía trên cho hải-phận Hoàng-Sa.

– 3 gạch phía dưới cho hải-phận Trường-Sa.

Bản-đồ 5 gạch này là một “thí-dụ” cho mẫu vẽ mà Việt-nam cần có để dễ-dàng nói lên chủ-quyền hiển-nhiên của quốc-gia chúng ta.

Cuốn sách “Địa-Lý Biển Đông với Hoàng-Sa & Trường-Sa”

(hard-copy ấn-phí $20.00, l/l vuhuusan@yahoo.com)

được mang in lần thứ 3,

nhắc lại những lời cảnh-báo trong ấn-bản đầu tiên từ 1994, rằng VN sẽ tiếp-tục mất thêm hải-phận nếu không tuân-thủ đúng Luật Biển LHQ.

Hạn-kỳ trình Hội-đồng Luật Biển về hải-phận là năm 2009.

Như vậy chỉ còn một năm…  !!!!

Posted in Biển Đông VN, Chủ quyền VN, Hiểm họa mất nước, Hoàng Sa Trường Sa, Lãnh thổ, hải phận, biên giới, thềm lục địa, triệu km2, vũ Hữu san | Leave a Comment »

Khả Năng Ðòi Lại Hòang Sa và Trường Sa Trên Phương Diện Pháp Lý(*)

Posted by tieng_dan on February 9, 2008

LS Ðào Tăng Dực

Trên phưong diện pháp lý:

Mặc dầu hệ thống luật pháp, nhất là nền luật pháp của Tây Phương, kể cả Công Pháp Quốc Tế, rất phức tạp. Tuy nhiên nếu nhìn kỹ thì cũng chỉ có 6 yếu tố quan trọng nhất liên hệ, khi giải quyết một sự tranh chấp giữa người và người hoặc quốc gia này và quốc gia kia:

  1. Con người làm trọng tài hoặc quan tòa (mediator, arbitrator or judge)
  2. Những cơ chế pháp lý (Legal institutions)
  3. Những nguyên tắc pháp lý (legal principles)
  4. Những sự kiện liên hệ.(relevant facts)
  5. Phong thái của mỗi bên (the conduct of each party)
  6. Sức mạnh (kể cả tài chánh lẫn vũ lực) của mổi bên (relative strength of the parties)

Trong cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, khả năng đòi lại HoàngSa và Trường Sa phần lớn lệ thuộc vào các yếu tố trên.

1. Một người hoặc nhiều người làm trọng tài hoặc quan tòa:

Những con người này trước hết, theo luật pháp Tây Phương, đều được quan niệm là những con “người biết phải chăng” (reasonable persons) Quan điểm thế  nào là  “a reasonable person” là căn bản của luật pháp tây phương. Ðịnh nghĩa của quan điểm này như sau:

“Một người biết phải chăng là một người có thể hành xử khả năng chú tâm, hiểu biết, thông minh và phán xét mà xã hội đòi hỏi nơi một thành viên của mình để từ đó bảo vệ cho quyền lợi của chính mình cũng như của tha nhân trong xã hội.”( Trích WikiAnswers)

Muốn dung hòa quyền lợi của mình và của tha nhân, để giữ quân bình trong xã hội,  một reasonable person không bao giờ cứng nhắc và quá chấp nguyên tắc.

2. Những cơ chế có thể giúp giải quyết sự tranh chấp gồm có:

Theo nhiều bình luận gia quốc tế, sự tranh chấp giữa các quốc gia trong “South China Sea” có thể được giải quyết qua các phương thức sau đây:

a. Mời một nhóm người có uy tín quốc tế (Imminent persons group) để giúp các bên hòa giải.

b. Mời một đệ tam nhân được cả hai bên tôn trọng và đồng thuận đứng ra làm trọng tài hòa giải (Third Party mediation)

c. Ðưa ra Tòa Án Công Lý Quốc Tế để xử (The International Court of Justice)

d. Ðưa ra Tổ ChứcLòng Ðại Dương Quốc Tế để thương thảo và giải quyết (The International Seabed Organization)

Thực ra, các bình luận gia nêu trên chỉ nói một cách vô thưởng vô phạt. Thực tế thì phương thức pháp lý nào nêu trên (trừ Tòa Án Công Lý Quốc Tế) cũng bất lợi cho chúng ta cả. Lý do là vì HS &TS là của chúng ta. Bây giờ có kẻ cướp vào đoạt lấy rồi lại đưa ra thương thuyết ngang hàng với chúng ta, làm sao gọi là công bằng cho được?

Tuy nhiên ngay cả Tòa Án Công Lý Quốc Tế cũng chưa chắc đã thuận lợi cho chúng ta vì phong thái hanh xử vô cùng phi lý của đảng CSVN như sẽ chứng minh sau.

Trên bình diện chính trị thì vấn đề này phải được chính phủ VIỆT NAM nêu ra trong Hội Ðồng Bảo An LHQ và trong Ðại Hội Ðồng LHQ. Tuy nhiên, CSVN không muốn làm phiền lòng quan thầy TQ. Ðồng thời mặc dù VIỆT NAM là ủy viên tạm thời của Hội Ðồng Bảo An, nhưng TQ lại là Ủy Viên thường trực với quyền phủ quyết tuyệt đối. Thế của VIỆT NAM không thể nào bằng thế của TQ.

3. Những nguyên tắc pháp lý:

Các nguyên tắc pháp lý được cô đọng trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (The United Nations Convention on Law of the Sea). Bao gồm các nguyên tắc sau đây:

Nội thủy (internal waters): vùng biển nằm bên trong lằng thủy triều xuống thấp nhất thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia ven biển.

Lãnh hải (Territorial waters): vùng biển chạy ra 12 hải lý. Các quốc gia ven biển có chủ quyền. Tuy nhiên tàu bè quốc tế được quyền đi qua (right of innocent passage)

Vùng kinh tế đặc quyền (Exclusive economic zone): ra 200 hải lý tính từ lằng thủy triều xuống thấp nhất. Các quốc gia ven biển có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên như đánh cá, dầu hỏa, khoáng sản v.v…

Thềm lục địa (continental shelf): Ðược định nghĩa như vùng biển 200 hải lý tính từ lằng thủy triều xuống thấp nhất, hoặc sự nối tiếp tự nhiên của thềm lục địa (nằm dưới biển) kéo dài cho đến bìa bên ngoài của thềm lục địa, cái nào dài nhất (whichever is greater), tuy nhiên không thể đi xa hơn 350 hải lý hoặc 100 hải lý ngoài 2,500 thước isobath. Các quốc gia ven biển có đặc quyền khai thác khoán sản (minerals & non-living material) từ tầng dưới (sub-soil) của thềm lục địa (continental shelf).

4. Những sự kiện liên hệ (relevant facts):

Ðịa dư & địa lý:

*Biển Nam Hải (the South Sea) còn gọi là  biển Nam Trung Quốc (The South China Sea)

*HoàngSa cách Trung Quốc khoảng 270 hải lý, cách Việt Nam 155 hải lý.

*Trường Sa cách Trung Quốc  khoảng 750 hải lý, cách Việt Nam 220 hải lý.

Lịch sử:

Từ 1816 thời Gia Long, nước VIỆT NAM đã có hải đội HoàngSa và Trường Sa.

Khi người Pháp xâm chiếm VIỆT NAM 1884 cũng đã xác nhận chủ quyền của Pháp qua chủ quyền Việt Nam (bia chủ quyền dựng năm 1938)

5. Phong thái của mỗi bên (conduct of each party)

Sau đây là phong thái và hành xử của các phe nhóm VIỆT NAM và TQ liên hệ:

Văn thư ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Ðồng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt) gởi cho Thủ Tướng Chu Ân Lai thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa và Trường Sa.

Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt) trong các năm 1956-66 đã xát quyết chủ quyền của Việt Nam. Ghi chú Hoàng Sa và Trường Sa được Pháp nhượng lại cho VNCH sau hiêp định Geneve 1954, không phải nhường cho Bắc Việt.

1945 Trung Hoa xâm chiếm một số đảo thuộc HoàngSa.

1958 CSVN công nhận chủ quyền Trung Quốc tại 2 quần đảo.

1974 Hải Quân Trung Quốc đánh chiến toàn bộ HoàngSa bằng vũ lực. Hải quân Việt Nam Cộng Hòa anh dũng chiến đấu. CSVN lặng thinh chấp nhận sự chiếm đóng của TQ. Chính Phủ VNCH đã mạnh mẽ chính thức phản đối trước Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên lúc đó VNCH chỉ là quan sát viên, chưa phải là thành viên của LHQ nên không có hiệu quả. Ngày hôm nay, CSVN là ủy viên không thường trực của Hội Ðồng Bảo An LHQ. Ðến nay chưa thấy CSVN xử dụng tư cách này để bảo vệ HoàngSa và Trường Sa.

1992 TQ chiếm bãi dầu khí Vạn An của Trường Sa, CSVN im lặng.

2000 Trong hiệp Ước Vịnh Bắc Việt, CSVN nhượng  Trung Quốc khỏang 21,000 cây số vuông lãnh hải.

2/12/07 TQ thanh lập thanh phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để chính thức quản trị Hoàng Sa và Trường Sa như là lãnh thổ của TQ.

Tháng 12, 2007, thanh niên Việt Nam rầm rộ biểu tình trong nước. Ðồng bào hải ngoại phản đối mạnh mẽ. CSVN im lặng chấp nhận và ngăn chận thanh niên và đồng bào phản kháng vì sợ mất lòng TQ.

6. Sức mạnh của mỗi bên (relative strength of the parties):

Trung quốc đang trên đà phát triển và xây dựng bá quyền. Việt Nam là một nước nhỏ hơn và uy thế trên trường quốc tế thua xa Trung Quốc.

Một sự thật phũ phàn là ngay cả trên bình diện công pháp quốc tế, kẻ có sức mạnh có nhiều quyền quyết định và ảnh hưởng hơn kẻ yếu. Câu nói trong thơ ngụ ngôn của Lafontaine: “la raison du plus fort est toujours la meilleure” (Cái lý của kẻ mạnh luôn luôn thắng) rất đáng lưu ý.

Kết Luận-Khả năng lấy lại:

Mặc dầu những nguyên tắc pháp lý và những sự kiện liên hệ đem lại cho chúng ta nhiều lợi điểm, tuy nhiên chúng ta vô cùng bất lợi vì những điểm sau đây:

Những người phân xử dù là những con người biết phải chăng, họ cũng chỉ là những con người bằng xương bằng thịt. Họ phải dung hòa quyền lợi và thậm chí còn phải nương theo kẻ mạnh để phân xử. Thêm vào đó, mặc dù những từ ngữ như South China Sea không có nghĩa là “cả vùng biển đó là của Trung Quốc”. Cũng như Japan Sea không có nghĩa là của Nhật Bổn, hoặc English Channel không có nghĩa là của Anh Quốc. Tuy nhiên dùng danh từ như thế có ảnh hưởng tâm lý trên con người.

Sự bất hạnh của dân tộc ta là CSVN từ thủa xa xưa đã quá sùng bái CSTQ như là một bật thầy, đã vay nợ TQ quá nhiều và bây giờ đang nương tựa TQ để bám víu độc quyền chính trị. Trong quá khứ họ đã nhân nhượng, và những chỉ dẫn bây giờ cho thấy họ chấp nhận mất chủ quyền trên lãnh thổ tổ tiên miễn là giữ được độc quyền chính trị.

Phong thái như thế của CSVN sẽ đem lại nhiều bất lợi pháp lý cho dân tộc, khi hai bên tranh tụng.

Có thể nói rằng những phản ứng của CSVN, trên phương diện pháp lý, đã đặt tổ quốc Việt Nam vào vị trí nhục nhã tương tự với một phụ nữ bị cưỡng dâm, mà không bày tỏ sự kháng cự nào. Trong trường hợp của CSVN vào thời Phạm Văn Ðồng (1958) còn bày tỏ sự đồng thuận nữa. Qua các hiệp ước sau đó về lãnh thổ và lãnh hải, lại nhường thêm đất đai và vùng biển, cũng như hợp tác thêm trên các vùng biển TQ chiếm được của dân tộc Việt Nam. Có khác nào một phụ nữ đã bị hiếp dâm, không phản kháng rồi sau đó lại hợp tác sống chung với kẻ đã cưỡng bức mình. Một nạn nhân như thế làm sao có thể yêu cầu tòa án, gồm những người “biết phải chăng” như trên, can thiệp để trả lại công lý và danh dự cho mình được?

 Ðất nước và dân tộc Việt Nam tuyệt đối không có trách nhiệm trả lại món nợ lớn lao CSVN vay mượn từ CSTQ, nhất là bằng danh dự và sự vẹn toàn lãnh thổ của tổ quốc VIỆT NAM. Nếu có phải trả thì CSVN phải tự mình trả lấy.

Dĩ nhiên hàng ngũ lãnh đạo hiện nay trong đảng rất am tường một chân lý bất di bất dịch của lịch sử. Ðó là một tập đoàn cắt đất, cắt biển để đem dâng cho ngoại bang sẽ không còn chỗ đứng tương lai trong lòng dân tộc. Tuy nhiên các lãnh tụ này sẵn sàn hủy diệt tương lai của các thế hệ trẻ của chính đảng CSVN, miễn là trong thời gian ngắn hạn trước mắt, họ có thể bám víu quyền lực và đục khoét quyền lợi cho cá nhân mà thôi. Tương lai của đảng không phải là ưu tiên của họ.

Thêm vào đó TQ có đủ sức mạnh quân sự để uy hiếp và đủ sức mạnh tài chính để mua chuộc cả đồng minh lẫn đối thủ. Chính vì thế khả năng lấy lại của dân tộc VIỆT NAM rất cam go. TQ có dư tiền  mua nguyên cả Bộ Chính Trị hoặc Trung Ương Ðảng Bộ CSVN dễ dàng.

Việt Nam cần phải lập tức tách rời TQ, xích lại gần với Hoa Kỳ và các nước Tây Phương. Xây dựng lại quân đội (nhất là Hải Quân và Không Quân) trang bị bằng vũ khí hiện đại nhất của Hoa Kỳ Vì vũ khí của Hoa Kỳ phẩm chất cao hơn của Nga Sô hoặc Trung Quốc), xây dựng một chủ thuyết quân sự mới với mục tiêu rõ rệt là chống lại ngoại thù phương Bắc. Vì có biên giới chung với kẻ thù nguy hiểm như thế, chúng ta phải suy nghĩ đến sự kiện V IỆT NAM sở hữu hàng không mẫu hạm và võ khí nguyên tử. Chỉ có một nước VIỆT NAM hùng mạnh về kinh tế, uy lực về quân sự và có nhiều đồng minh tây phương như thế, TQ mới không còn ý định xâm lấn bờ cõi VIỆT NAM.

Sydney 20 Dec 20 07

LS Ðào Tăng Dực

(*) Bài thuyết trình cuả LS Đào Tăng Dực trong buổi Hội luận Paltalk ngày 22 tháng 12 năm 2007 tại diễn đàn “MatTruongSaHoangSaPhaiLamGi”

Posted in Biển Đông VN, Chủ quyền VN, Hoàng Sa Trường Sa, Lãnh thổ, hải phận, biên giới, Luật pháp | 1 Comment »